Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy sấy khí đúng cách
Máy sấy khí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén, giúp loại bỏ hơi ẩm, bảo vệ thiết bị khỏi rỉ sét. Nếu không được bảo dưỡng đúng cách, máy có thể gặp sự cố, ảnh hưởng đến chất lượng khí nén và hiệu suất sản xuất. Vậy bảo dưỡng máy sấy khí như thế nào để đảm bảo hoạt động ổn định? Hãy cùng maynenkhi247.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây!
Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy sấy khí đúng cách
1. Tầm quan trọng của máy sấy khí
Trong hệ thống khí nén, độ ẩm chính là “kẻ thù thầm lặng” có thể gây ra hàng loạt vấn đề nghiêm trọng như ăn mòn, giảm hiệu suất thiết bị và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm đầu ra. Máy sấy khí đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ hơi ẩm khỏi không khí trước khi nó được nén, từ đó bảo vệ toàn bộ hệ thống khí nén khỏi các tác động tiêu cực.
Một trong những lợi ích quan trọng nhất của máy sấy khí là ngăn chặn sự hình thành nước ngưng trong máy nén khí. Khi không khí có chứa hơi ẩm đi qua hệ thống và gặp áp suất cao, hơi nước sẽ ngưng tụ, gây rỉ sét đường ống, hỏng van, giảm tuổi thọ thiết bị và làm giảm chất lượng khí nén. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc mà còn làm tăng chi phí vận hành và bảo trì.
Ngoài ra, hơi nước và tạp chất có thể làm biến đổi tính chất vật liệu của hệ thống, ảnh hưởng đến các quy trình sản xuất yêu cầu khí nén sạch, khô và ổn định. Nếu không được kiểm soát, chất lượng sản phẩm đầu ra có thể bị giảm sút đáng kể. Chính vì thế, máy sấy khí không chỉ là thiết bị hỗ trợ mà còn là thành phần không thể thiếu trong hệ thống khí nén hiện đại.
Máy sấy khí đóng vai trò quan trọng trong hệ thống khí nén
2. Khi nào cần bảo dưỡng máy sấy khí?
Máy sấy khí cần được kiểm tra định kỳ theo các mốc thời gian khác nhau để duy trì hiệu suất ổn định và kéo dài tuổi thọ thiết bị. Cụ thể:
- Kiểm tra hàng ngày: Quan sát các chỉ số hoạt động trên bảng điều khiển, kiểm tra nhiệt độ đầu ra, áp suất và tình trạng bộ lọc. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như khí nén vẫn còn ẩm hoặc máy hoạt động không ổn định, cần xử lý ngay.
- Kiểm tra hàng tuần: Làm sạch bộ lọc tách nước, kiểm tra van xả nước tự động và đảm bảo hệ thống không có dấu hiệu bị tắc nghẽn.
- Bảo dưỡng định kỳ (4-6 tháng/lần): Thay thế các bộ lọc, kiểm tra hệ thống làm mát, vệ sinh dàn trao đổi nhiệt và kiểm tra mức dầu bôi trơn (đối với máy sấy khí hấp thụ).
Nhiều người dùng cho rằng chỉ cần bảo dưỡng theo lịch cố định là đủ, nhưng thời điểm bảo dưỡng cũng rất quan trọng. Mùa thu được xem là thời gian cần bảo dưỡng máy sấy khí thường xuyên. Trong giai đoạn này, do sự chênh lệch nhiệt độ giữa máy nén đang nóng và môi trường mát mẻ, nhiệt độ đọng sương tăng cao, làm tăng độ ẩm bên trong hệ thống. Nếu không kiểm tra và vệ sinh kịp thời, máy sấy khí có thể gặp tình trạng quá tải, giảm hiệu suất và tiêu tốn nhiều năng lượng hơn.
Máy sấy khí cần được kiểm tra định kỳ theo các mốc thời gian cụ thể
3. Hướng dẫn cách bảo dưỡng máy sấy khí
Sau một thời gian vận hành, các bộ phận của máy sấy khí có thể bị bám bụi, cặn bẩn, làm suy giảm hiệu suất và ảnh hưởng đến độ bền của thiết bị. Để đảm bảo máy hoạt động ổn định, cần thực hiện quy trình bảo dưỡng định kỳ theo các bước sau:
- Vệ sinh tự điện: Sử dụng bàn chải mềm hoặc súng phun khí để loại bỏ bụi trên tụ điện. Bụi bẩn làm giảm hiệu suất trao đổi nhiệt, có thể khiến máy quá tải hoặc kích hoạt chế độ bảo vệ.
- Làm sạch ống thoát hình chữ U: Dùng xà phòng trung tính vệ sinh ống hai lần mỗi tháng để loại bỏ cặn bẩn, đảm bảo đường thoát nước thông suốt. Tránh tình trạng tắc nghẽn gây đọng nước ảnh hưởng đến hiệu suất sấy khí.
- Điều chỉnh van vòng hot gas: Kiểm tra áp suất hệ thống, nếu không đạt tiêu chuẩn, cần điều chỉnh van vòng hot gas. Quan sát đồng hồ đo áp suất và hiệu chỉnh phù hợp để đảm bảo máy vận hành ổn định.
- Kiểm tra hệ thống làm lạnh: Với R-134a, áp suất <2.5 kg/cm² cần bổ sung gas, >3.0 kg/cm² cần vệ sinh và thông gió. Với R-22, <3.5 kg/cm² thiếu gas, >5.0 kg/cm² dư gas hoặc dầu, cần kiểm tra làm sạch.
4. Xác định phương pháp bảo dưỡng tùy vào dòng máy sấy khí
Mỗi dòng máy sấy khí có cấu tạo và lỗi thường gặp khác nhau, do đó không thể áp dụng chung một phương pháp bảo dưỡng máy sấy khí.
4.1 Đối với dòng máy sấy khí tác nhân lạnh
Máy sấy khí tác nhân lạnh thường gặp các lỗi như thiếu gas, hỏng block nén, quạt giải nhiệt hoạt động kém, hoặc rò rỉ tại các mối hàn hệ thống lạnh. Ngoài ra, tình trạng không đạt nhiệt độ đọng sương hoặc bộ xả nước bị lỗi cũng là những sự cố phổ biến. Để khắc phục, cần kiểm tra định kỳ mức gas, vệ sinh giàn nóng, kiểm tra cảm biến nhiệt độ và bộ xả nước tự động. Bảo dưỡng thường xuyên giúp duy trì khả năng làm khô khí hiệu quả, tránh nguy cơ nước đọng trong hệ thống.
Máy sấy khí tác nhân lạnh sẽ có quy trình bảo dưỡng riêng so với máy sấy khí hấp thụ
4.2 Đối với dòng máy sấy khí hấp thụ
Dòng máy sấy khí hấp thụ có đặc điểm sử dụng hạt hút ẩm, vì vậy vấn đề thường gặp là hạt hút ẩm bị bão hòa, mất khả năng hấp thụ nước. Sau một thời gian vận hành, nếu không thay thế định kỳ, hiệu suất sấy khí sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, cần kiểm tra hệ thống van, dàn nóng để đảm bảo luồng khí lưu thông tốt và máy hoạt động ổn định. Thay hạt hút ẩm ít nhất mỗi năm một lần giúp duy trì hiệu quả làm khô không khí, giảm thiểu nguy cơ hư hỏng hệ thống khí nén.
Bảo dưỡng máy sấy khí đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hiệu suất hoạt động của hệ thống khí nén. Nếu bạn không có đủ kinh nghiệm để tự bảo dưỡng hoặc gặp phải những lỗi kỹ thuật phức tạp, hãy liên hệ maynenkhi247.com để được hỗ trợ bởi đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp!